HRM là gì? Vai trò của HRM trong doanh nghiệp

Posted on Tin tức 371 lượt xem

Bất kỳ doanh nghiệp nào khi muốn cạnh tranh cần có đội ngũ nguồn nhân lực hùng mạnh. Trong cuộc chạy đua để giành lấy nhân tài, đội ngũ quản trị nguồn nhân lực – HRM đóng vai trò cốt lõi trong mỗi doanh nghiệp. Vậy HRM là gì? Vai trò của HRM trong mỗi doanh nghiệp là gì? Bài viết dưới đây ApusBiz giới thiệu những thông tin chi tiết về nội dung này để các bạn tiện tham khảo.

Vai trò của HRM trong quản trị doanh nghiệp

HRM là cách viết tắt của Human Resources Management, dịch là quản trị nguồn nhân lực. Đây là một chuỗi những nhiệm vụ giúp đảm bảo lợi thế giúp doanh nghiệp tuyển dụng và giữ chân nhân tài.

Bộ phận HRM trong mỗi doanh nghiệp luôn được đề cao và gắn liền với các chiến lược ở nhiều khía cạnh của doanh nghiệp. Họ đảm nhận những vai trò quan trọng như: duy trì nguồn nhân lực, quản lý nguồn nhân lực, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

Chức năng của HRM trong quản trị doanh nghiệp

Với 3 vai trò trên, đội ngũ HRM trong mỗi doanh nghiệp có 7 chức năng điển hình sau đây:

Tìm kiếm, thu hút và tuyển dụng

Tìm kiếm và tuyển dụng ứng viên phù hợp với mỗi vị trí của doanh nghiệp lrà nghiệp vụ chủ yếu của công tác quản trị nguồn nhân lực, nhất là những phòng ban liên quan đến nhân sự.
Một số bước cụ thể trong quy trình tuyển dụng đó là:

  • Nhận kế hoạch tuyển dụng từ ban lãnh đạo doanh nghiệp hay các phòng ban chuyên môn
  • Lựa chọn nguồn ứng viên phù hợp
  • Soạn và đăng tin tuyển dụng hiệu quả
  • Sàng lọc hồ sơ ứng viên tìm việc
  • Sắp xếp lịch phỏng vấn cho những ứng viên tiềm năng
  • Đánh giá và chọn ra những ứng viên giỏi

Thúc đẩy hiệu suất công việc của người lao động

Những người làm công tác quản trị nguồn nhân lực cần thôi thúc nhân viên phát triển năng lực của mình. Qua đó giúp doanh nghiệp thu về nhiều lợi ích kinh doanh từ sự đóng góp của người lao động.

Mỗi vị trí công việc có một nhóm nhiệm vụ cần hoàn thành, quản trị nguồn nhân lực sẽ đánh giá hiệu suất của mỗi nhân viên qua những công cụ như:

  • Thang điểm KPI
  • Đánh giá qua đối tác, đồng nghiệp
  • Số liệu cụ thể về tỷ lệ hoàn thành công việc

Qua những chỉ số này nhân viên biết được năng lực của bản thân cũng như năng lực của đội ngũ và quyền lợi nếu làm việc tốt, lấy đó làm động lực nâng cao hiệu suất cho bản thân và cả doanh nghiệp.

Nâng cao nghiệp vụ cho người lao động

Muốn có được năng suất lao động cao, doanh nghiệp cần tạo điều kiện để nhân viên học hỏi, phát huy năng lực bản thân, theo kịp thời đại. Điều này không những mang đến lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp mà còn giúp nhân viên an tâm học hỏi, trau dồi thêm kỹ năng chuyên môn. Đồng thời qua đó giữ chân nhân viên hiệu quả vì họ biết tại doanh nghiệp họ được định hướng.
Công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có thể thực hiện bằng nhiều cách cụ thể như:

  • Xây dựng giáo trình riêng của doanh nghiệp và tổ chức đào tạo
  • Thuê đơn vị chuyên nghiệp bên ngoài soạn giáo trình, thuê giáo viên về đào tạo cho nhân viên.
  • Cử nhân viên tham gia các khóa học

 

Xây dựng đội ngũ nhân sự nòng cốt

Để tuyển dụng được đội ngũ nhân lực cao cấp mất rất nhiều chi phí và thời gian. Thay vào đó doanh nghiệp có thể định hướng xây dựng nhân sự kế thừa trong doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao hơn. Cách làm này cũng mang về cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như:

  • Tuyển dụng thành công và nhanh chóng
  • Không mất thêm chi phí tuyển dụng
  • Nhân sự được đề bạt do đã quen công việc nên tiếp quản rất nhanh
  • Các bí mật kinh doanh được bảo mật

Để có được những lợi ích này, những người làm quản trị nguồn nhân lực cần thường xuyên:

  • Theo dõi hiệu suất công việc, xác định được nhân tài
  • Đưa ra kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ thích hợp
  • Triển khai chính sách giữ chân nhân tài

Đề xuất thực hiện các chính sách phúc lợi

Chính sách đãi ngộ công bằng, minh bạch là chìa khóa để doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài. Mức lương cao ngất chưa hẳn tốt bởi nó cần phù hợp với ngân sách cũng như tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. Thay vào đó mức lương cùng chính sách thưởng và phúc lợi có thể khiến mỗi nhân viên cống hiến nhiệt huyết hơn, mang đến hiệu quả cao.

Chức năng này đòi hỏi HRM cần có năng lực giám sát, đề xuất những tiêu chuẩn lương thưởng và phúc lợi phù hợp với mỗi vị trí mà công tác quản trị nguồn nhân lực yêu cầu.

Thiết lập hệ thống nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

Ứng dụng công nghệ trong việc quản trị nguồn nhân lực trở thành xu hướng tất yếu của thời đại. Là người phụ trách quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp HRM cần được trang bị đầy đủ để mang đến hiệu quả cao hơn.

Để sở hữu đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng, HRM cần làm tốt ngay từ khâu tuyển dụng với việc lựa chọn các kênh tuyển dụng, những nền tảng đăng tin uy tín, mang đến hiệu quả cao như Apus HRM luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp Việt.

Đề xuất cải tiến các vấn đề nhân sự

Hiện tượng biến động nhân sự là không tránh khỏi nhưng nếu doanh nghiệp quản trị nhân lực hiệu quả thì tỷ lệ này có thể giảm xuống mức thấp nhất. Hơn nữa cũng không bị gặp phải tình trạng thiếu hụt nhân sự kéo dài.

Với những chia sẻ trên đây hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ HRM là gì cũng như vai trò của công tác quản trị nguồn nhân lực trong mỗi doanh nghiệp. Làm tốt công tác này không những đảm bảo về nhân lực còn giúp nâng cao năng suất lao động hiệu quả.

Công ty cổ phần Apus

Apus HRM luôn là một lựa chọn phù hợp nhất cho những doanh nghiệp đang nỗ lực tìm cách ứng dụng công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý khoa học nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc và kiến tạo môi trường làm việc tốt, gắn kết nhân viên, phát triển nhân tài.