7 cách quản lý nhân viên cứng đầu mà nhà nhà quản lý nào cũng nên biết

Posted on Tin tức 292 lượt xem

Cách quản trị nhân sự hiệu quả có vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên công việc này không hề đơn giản, dễ dàng. Muốn quản lý nhân viên tốt, ngoài năng lực chuyên môn, nhà quản lý cần có kỹ năng ứng xử khéo léo. Đặc biệt cần có cách quản lý nhân viên cứng đầu phù hợp để tránh bị mất nhân sự mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc.

Thế nào là quản lý nhân sự?

Quản lý nhân sự là hoạt động không thể thiếu khi vận hành doanh nghiệp. Công việc này đòi hỏi cần quản lý cả nguồn nhân sự, đội ngũ nhân viên tại các tổ chức, doanh nghiệp. Quản lý nhân viên hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp vận hành suôn sẻ, mang đến năng suất cao, gặt hái được nhiều thành công hơn.

Những người có thể đảm nhận vị trí quản lý nhân sự là: giám đốc nhân sự, ban lãnh đạo, tổ trưởng mỗi phòng ban hay leader của team. Qua công tác quản lý nguồn nhân sự trong doanh nghiệp có thể đảm bảo về chất lượng, số lượng nhân sự.

Nhân viên cứng đầu trông như thế nào?

Mỗi nhân viên là những mảnh ghép khác nhau với cá tính riêng. Bởi vậy trong đội ngũ nhân sự có thể tồn tại những nhân viên tích cực và cả những nhân viên cứng đầu.
Nhân viên cứng đầu là tín hiệu xấu với bất kỳ doanh nghiệp nào. Họ cũng là tác nhân tạo ra môi trường làm việc tiêu cực, ảnh hưởng đến sự phát triển của những nhân viên khác. Nhóm nhân viên cứng đầu này ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu suất làm việc khiến cho hoạt động của doanh nghiệp khó khăn hơn, không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Một số ví dụ về nhóm nhân viên cứng đầu để các bạn dễ dàng hình dung đó là:

Nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ được giao

Hoàn thành tốt công việc là chức trách của mỗi nhân viên. Thế nhưng với những nhân viên luôn trì trệ, có thái độ lười biếng trong công việc họ đều có tinh thần làm việc kém hiệu quả, hay bao biện cho sự chậm trễ của mình.

Vậy nhưng cũng có trường hợp nhân viên làm việc kém hiệu quả nhưng không hẳn là họ lười biếng. Cũng có thể có một số nguyên nhân khác khiến nhân viên trì trệ trong công việc như:

  • Thiếu động lực làm việc, bị ràng buộc bởi những chính sách, quy trình kém hiệu quả
  • Thiếu năng lực để hoàn thành tốt công việc
  • Không có cơ hội phát triển nghề nghiệp
  • Gặp vấn đề về sức khỏe, cuộc sống cá nhân khiến họ không tập trung vào công việc
  • Nhân viên có thái độ không tốt
  • Đây cũng là những nhân viên khiến môi trường làm việc bị xáo trộn. Một vài đặc điểm để nhận ra họ đó là:
  • Hay đi làm muộn
  • Không tích cực, chủ động với công việc được giao
  • Thường biện minh, đổ trách nhiệm cho người khác
  • Thiếu chú ý, lơ là khi có cuộc họp
  • Không tinh tế khi cư xử với đồng nghiệp
  • Có hành vi chỉ trích, bới móc người khác, thích tạo drama

Nhân viên cố ý hạ thấp quyền hạn của quản lý

Những nhân viên này có thể ảnh hưởng tới cả tinh thần cũng như năng suất làm việc của những nhân viên khác. Họ có thể khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp và có năng lực kém trong mắt mọi người.

Tuy nhiên, đứng ở cương vị người quản lý bạn cần phân biệt việc cố ý hạ thấp và đóng góp ý kiến. Có trường hợp nhân viên thiện chí muốn bày tỏ quan điểm để nâng cao hiệu quả làm việc của nhóm. Những quan điểm này có thể bạn không thấy nên không quy chụp nhân viên hạ thấp quyền hạn của mình được.

7 cách quản lý nhân viên cứng đầu hiệu quả

Để quản lý những nhân viên cứng đầu, nhà quản lý có thể áp dụng các phương pháp sau đây:

Giữ bình tĩnh trước mọi vấn đề

Khi đối diện với nhân viên cứng đầu bạn không thể để cảm xúc nóng giận lấn át suy nghĩ và hành động. Phần lớn những người này họ có cái tôi lớn nhưng lại dễ bị tổn thương. Do đó bạn cần giữ thái độ bình tĩnh, bày tỏ thiện chí để dễ dàng “thuần phục” những nhân viên cứng đầu.

Là người quản lý nhân sự hiệu quả bạn cũng cần biết cách giữ im lặng và điều khiển cảm xúc khi cần thiết. Hành động la mắng hay tức giận chỉ giúp bạn giải tỏa cảm xúc nhất thời nhưng sẽ khiến nhân viên thiếu tôn trọng bạn. Những lúc như vậy hãy ra ngoài hít thở sâu hoặc uống ngụm nước mát để thư giãn. Suy nghĩ thấu đáo và bình tĩnh sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề tốt hơn.

“Làm bạn” với nhân viên

Đừng làm bản thân xa cách với nhân viên, để thấu hiểu đồng nghiệp bạn cần xóa đi rào cản và trở thành bạn với họ.

Những nhân viên cứng đầu thường cư xử trái nguyên tắc, không nghe lời. Điều này có thể khiến họ bị tẩy chay ở môi trường công sở. Thế nhưng đây cũng là bản chất và thói quen của họ, bạn cũng khó mà ép họ thay đổi trong thời gian ngắn.

Khi ở cương vị một người bạn, bạn có thể hiểu được tâm tư, suy nghĩ đồng thời đưa ra lời khuyên cho nhân viên của mình. Những người cứng đầu không có nghĩa là họ không làm được việc. Bởi vậy cách quan tâm của bạn vừa giúp họ hoàn thiện bản thân vừa giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp.

Tôn trọng cấp dưới của mình

Dù là những nhân viên cứng đầu thì họ vẫn là người đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Bởi vậy bạn vẫn cần tôn trọng họ, không phân biệt cấp bậc và đảm bảo công bằng.

Có thể cách ứng xử hay hay họ làm việc chưa tốt nhưng cũng không nên vì thế mà phê bình hay chỉ trích họ trước mặt nhân viên khác. Bạn có thể trao đổi riêng hoặc phê bình họ kín đáo. Đây cũng là cách để bạn tôn trọng nhân viên của mình.

Ngoài ra nên động viên, khen ngợi nhân viên trước mặt mọi người nếu như họ làm tốt công việc hoặc đạt được thành tích nào đó. Dù là nhân viên cứng đầu nhưng chắc chắn họ vẫn muốn được thừa nhận công sức của mình.

Có chế độ thưởng phạt rõ ràng

Cần đưa ra chính sách thưởng – phạt rõ ràng, là phương pháp hữu hiệu giúp bạn quản lý nhân viên cứng đầu hiệu quả. Nếu như không thể thuyết phục tinh thần họ hãy đánh thẳng vào kinh tế.

Hơn nữa qua những chính sách thưởng phạt cụ thể, dù là nhân viên cứng đầu đến đâu cũng cần tuân thủ quy tắc. Bởi không một ai muốn giảm lương hay cắt tiền thưởng vì những sai phạm nhỏ nhặt của mình.

Giải quyết vấn đề thẳng thắn, khéo léo

Ở vương vị của nhà quản lý bạn cần thẳng thắn trong các vấn đề. Nếu như nhân viên phạm lỗi cần trao đổi và chia sẻ thẳng thắn với họ ngay. Quá trình trao đổi với nhân viên bạn cũng nên chỉ rõ những lỗi sai của họ. Đồng thời tự đặt ra một số câu hỏi về cách quản lý, môi trường làm việc hay phương pháp làm việc để xem suy nghĩ của nhân viên và đưa ra giải pháp tối ưu.

Đừng nên im lặng, mặc kệ nhân viên vi phạm rồi sa thải họ luôn. Điều này không những khiến doanh nghiệp mất đi một nhân sự mà cũng khiến những nhân viên khác mất đi niềm tin.

Mềm mỏng và cứng rắn đúng lúc

Quản lý nhân viên cứng đầu đòi hỏi bạn cần có sự linh hoạt và khả năng ứng biến. Nếu như nhân viên lần đầu phạm lỗi hay mắc các quy định đơn giản hãy nhắc nhở và động viên họ sửa sai. Thế nhưng nếu họ thường xuyên phạm lỗi mà không có ý sửa đổi bạn cần có giải pháp “mạnh”.

Là người lãnh đạo của bộ phận doanh nghiệp bạn có thể tổ chức các buổi tụ tập, ăn uống, vui chơi sau giờ làm nhằm gắn kết tình cảm với nhân viên, tháo gỡ hiểu lầm, giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên trong công việc cần có thái độ nghiêm túc, đảm bảo các quy tắc của doanh nghiệp.

Nhà quản lý có thể rút ngắn khoảng cách với nhân viên của mình nhưng tuyệt đối không để họ đi quá giới hạn cho phép. Nếu như bạn đã cho họ nhiều cơ hội nhưng nhân viên của bạn vẫn cứng đầu, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả công việc bạn cần dứt khoát sa thải họ.

Với cương vị là người quản lý bạn cũng phải làm sao để trở thành tấm gương sáng cho mỗi nhân viên. Hãy cho họ thấy sự nỗ lực từng ngày của bạn để hoàn thành công việc. Nếu có thể là một tấm gương sáng về kỷ cương lao động, phong cách làm việc chắc chắn nhân viên của bạn sẽ noi theo và cảm phục bạn.

Một số câu hỏi liên quan đến việc quản lý nhân viên cứng đầu được rất nhiều người quan tâm đó là:

Có nên sa thải nhân viên cứng đầu khi họ phạm lỗi lớn không?

Có thể căn cứ vào mức độ, số lần vi phạm cũng như thiện chí sửa đổi của nhân viên và đưa ra quyết định. Tuy nhiên sa thải chỉ là biện pháp cuối cùng bạn áp dụng và chỉ dùng khi bất đắc dĩ.

Tạo động lực làm việc cho nhân viên như thế nào?

Để giúp nhân viên có hứng thú làm việc hơn cần lưu ý:

  • Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng
  • Có những đãi ngộ phù hợp với mỗi nhân viên
  • Tạo cơ hội hỗ trợ, đào tạo để nhân viên cải thiện tay nghề, nâng cao chuyên môn
  • Thường xuyên quan tâm đến mỗi nhân viên
  • Đối xử công bằng với nhân viên ở những cấp bậc khác nhau

Khi nhân viên bất hòa với nhau làm sao để xử lý?

Nhà quản lý có thể trở thành cầu nối gắn kết nhân viên của mình bằng các cách sau:

  • Tạo ra không gian riêng để nhân viên liên quan giải quyết mâu thuẫn
  • Lắng nghe từ nhiều bên để xác định nguyên nhân chính xác gây bất hòa
  • Tạo điều kiện cho nhân viên làm việc cùng nhau, tăng khả năng giao tiếp giữa các bên

Quản lý nhân viên cứng đầu là cả hành trình dài, đầy những khó khăn đòi hỏi những người làm công tác quản lý phải thường xuyên trau dồi, mài giũa kỹ năng, rèn luyện tinh thần thép.
Mong rằng với những chia sẻ này có thể giúp các bạn tìm ra cách quản lý nhân viên cứng đầu hiệu quả, áp dụng thành công ở doanh nghiệp của mình. Từ đó xây dựng một môi trường làm

việc chuyên nghiệp, hiệu quả.
Quản lý nhân viên là công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng sống cũng như sự khéo léo của những người làm công tác này. Tuy nhiên thu nhập của họ luôn ổn định và xứng đáng.

Công ty cổ phần Apus

Apus HRM luôn là một lựa chọn phù hợp nhất cho những doanh nghiệp đang nỗ lực tìm cách ứng dụng công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý khoa học nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc và kiến tạo môi trường làm việc tốt, gắn kết nhân viên, phát triển nhân tài.